LINH SON 1LIEU QUANTổ Sư Thiền
  • Trang chủ
  • |
  • Giới thiệu
  • |
  • Kinh sách
  • |
  • Giảng - Mp3
  • |
  • Giảng - Video
  • |
  • Tin tức
  • |
  • Tham vấn
  • |
  • Sưu tập
  • |
  • Danh sách thiền đường

Tham vấn

Người tham Thiền đối với tình cảm vợ chồng như thế nào ?

Người tham Thiền đối với tình cảm vợ chồng như thế nào ?

            Hỏi : Người tham Thiền đối với tình cảm vợ chồng như thế nào ?             Đáp : Theo ngũ giới của bậc cư sĩ chỉ cấm tà dâm, không cấm chánh dâm, vợ chồng chính thức thuộc chánh dâm. Còn theo Tổ Sư Thiền thì không để ý những vấn đề đó, chỉ để ý câu thoại đầu. Nếu đã tập trung tinh thần về câu thoại đầu thì những vấn đề trên đều quét sạch. Nay có nhiều Phật tử, xưa kia thích đi chơi, xem phim, mặc áo đẹp, tham thiền một thời gian sau không thích nữa. Đối với tình vợ chồng cũng thế, khi đi đến cảnh giới đó rồi tự nhiên quét sạch. Lại, nếu muốn chứng quả thì tất cả tình cảm cha...
Kiếp này chết rồi, kiếp sau làm sao biết có nhân duyên hay không ?

Kiếp này chết rồi, kiếp sau làm sao biết có nhân duyên hay không ?

            Hỏi : Kiếp này chết rồi, kiếp sau làm sao biết có nhân duyên hay không ?           Đáp : Về vấn đề sanh tử, trước mắt chúng ta thấy có sanh tử rõ ràng, nhưng kỳ thật ấy là do vọng tâm của mình ngày đêm hoạt động chẳng ngừng, sanh ra cảm giác sai lầm, mới thấy có sanh tử luân hồi. Tự tánh xưa nay vẫn như thế, vốn chẳng có sanh tử. Hạt giống nhân duyên nằm trong thức thứ tám, cũng như hạt lúa trong kho, dù cất giữ mười năm, trăm năm, vẫn là hạt lúa, không có mất, khi nào gặp trợ duyên, khởi lên hiện hành rồi mới tàn. Hạt lúa là nhân, nhân công trồng trọt, nước tưới, phân bón,...
Tham thiền có chướng ngại việc làm không ?

Tham thiền có chướng ngại việc làm không ?

 Hỏi : Tham thiền có chướng ngại việc làm không ?   Đáp : Tham Thiền đâu có cấm người đi kiếm cơm ăn việc làm ! Chẳng những không chướng ngại đời sống của mình, còn có giúp ích cho đời sống; người nào làm nghề gì cứ chiếu theo nghề cũ, vẫn nuôi nấng cha mẹ, Tổ dạy là phải ở trong lao động mà tham, lúc đang làm cũng là lúc đang tham, đâu có chướng ngại ! Nên tôi thường nói "Tham Thiền đệ nhất, đời sống đệ nhị", vì nhất thiết do tâm tạo, sinh sống là có nhân quả, còn tham thiền có thể sửa đổi nhân quả, khi tâm lực mạnh rồi nhân quả có thể sửa lại được   
Làm thế nào để đền ơn cha mẹ ?

Làm thế nào để đền ơn cha mẹ ?

  Hỏi : Làm thế nào để đền ơn cha mẹ ?    Đáp : Nay chúng ta sanh ở kiếp này thì kiếp này có một cha một mẹ, nếu muốn đền đáp công ơn cha mẹ, phải khiến cha mẹ đạt đến tự do tự tại, vĩnh viễn giải thoát tất cả khổ, ấy mới là triệt để. Nếu chỉ nuôi dưỡng cha mẹ thì khổ của cha mẹ không thể hết được. Cho nên, người xuất gia không có nuôi dưỡng cha mẹ, theo thế gian là bất hiếu, nhưng ở trong Phật pháp gọi là đại hiếu. Sao gọi đại hiếu ? Dù ở nhà phụng dưỡng cha mẹ , cha mẹ cũng phải già, phải bệnh và cuối cùng phải chết, chết rồi tùy theo nghiệp báo chịu khổ sanh tử luân hồi, không được giải...
Tới cảnh giới yên tịnh là thế nào ?

Tới cảnh giới yên tịnh là thế nào ?

 Hỏi : Tới cảnh giới yên tịnh là thế nào ?   Đáp : Cảnh giới tốt cũng chẳng thật, cảnh giới xấu cũng chẳng thật, có cũng chẳng thật, không cũng chẳng thật, nếu chấp cái "không " cho là thật, bệnh càng nặng hơn. Phàm đối đãi là biên kiến, cảnh giới gì cũng chẳng sao, chỉ là đừng chấp thật. Trường hợp tham đến cảnh giới yên tịnh, thân thể lắc lư cũng không chướng ngại, chỉ cần giữ nghi tình không biết, chỉ chú trọng đến nghi tình, tất cả biết sẽ bớt dần , bớt đến không còn biết gì cả, còn lại tâm không biết. Cuối cùng tâm không biết bùng nổ, tức các bệnh kiến văn giác tri hết, tác dụng của bộ...
Dụng công thế nào mới được thâm nhập công phu ?

Dụng công thế nào mới được thâm nhập công phu ?

    Hỏi : Dụng công thế nào mới được thâm nhập công phu ?      Đáp : Chẳng có phương tiện gì khác, chỉ cần đề câu thoại đầu khởi lên nghi tình, chính cái nghi tình không hiểu không biết, hễ giữ được nghi tình là tất cả giải quyết. Tham Tổ Sư Thiền rất chú trọng nghi tình, ngoài ra chẳng phương tiện nào khác.    
Con theo Sư phụ đã lâu, đến nay vẫn chưa được cái gì, ấy cũng do chấp tâm của con, nên Sư phụ cho một bài kệ :" Thấy gió động là tự tâm thổi cây, biết mây sanh là Tự tánh nổi trần. Nếu biết rõ việc hôm nay, thì che khuất mặt bản lai". Nhưng sao cho đến na

Con theo Sư phụ đã lâu, đến nay vẫn chưa được cái gì, ấy cũng do chấp tâm của con, nên Sư phụ cho một bài kệ :" Thấy gió động là tự tâm thổi cây, biết mây sanh là Tự tánh nổi trần. Nếu biết rõ việc hôm nay, thì che khuất mặt bản lai". Nhưng sao cho đến na

   Hỏi : Con theo Sư phụ đã lâu, đến nay vẫn chưa được cái gì, ấy cũng do chấp tâm của con, nên Sư phụ cho một bài kệ :" Thấy gió động là tự tâm thổi cây, biết mây sanh là Tự tánh nổi trần. Nếu biết rõ việc hôm nay, thì che khuất mặt bản lai". Nhưng sao cho đến nay con vẫn thấy cây còn động ?     Đáp : Do kiến giải quá nhiều, lại tự cho kiến giải của mình cao hơn người khác, chính những cái đó làm chướng ngại công phu. Kinh Pháp Bảo Đàn nói :" Trực tâm là đạo tràng", tâm phải ngay thẳng, tâm không ngay thẳng thì dù tu cách nào cũng chẳng thành chánh pháp, chỉ thành tà ma ngoại đạo.    Bệnh...
Chúng con có thể tự giác ngộ, hoặc lý bắt buộc phải có thầy ?

Chúng con có thể tự giác ngộ, hoặc lý bắt buộc phải có thầy ?

Hỏi : Chúng con có thể tự giác ngộ, hoặc lý bắt buộc phải có thầy ?Đáp : Chẳng có lý bắt buộc. Trong Kinh Viên Giác nói : Thừa Thanh Văn, nghĩa là do nghe âm thanh của Phật mà giác ngộ, còn Bích Chi Phật nghĩa là độc giác, phải tự mình giác ngộ. Chính ngài Lục Tổ nói :" Tự tánh mình saün có thiện tri thức", cũng có người chẳng nhờ thầy thuốc mà hết bệnh, nhưng nay do chấp tâm quá nặng, phải có thầy thuốc mới được
Có phải Đức Phật là người đầu tiên được giác ngộ ?

Có phải Đức Phật là người đầu tiên được giác ngộ ?

 Hỏi : Có phải Đức Phật là người đầu tiên được giác ngộ ? Đáp : Kinh Viên Giác nói vấn đề trước sau là việc trong chiêm bao, còn ở trong luân hồi. Nếu đã ra khỏi luân hồi thì chẳng còn việc trước sau, chẳng còn đối đãi. Nay chưa ra khỏi luân hồi, trong chiêm bao nói mê ngộ, trước sau, sanh tử . cũng là việc trong chiêm bao, cứ đem việc chiêm bao nghiên cứu mãi, cho là hợp lý hay không hợp lý, là việc đáng buồn cười, vì vốn chẳng có thật ! Nên chư Phật chỉ muốn chúng ta thức tỉnh, để không còn bị lý chướng.      
Con nghe nói Tịnh độ niệm Phật một câu tiêu tám muôn ức kiếp tội, nay tham thiền thì sao? Được mau tiêu tội không ?

Con nghe nói Tịnh độ niệm Phật một câu tiêu tám muôn ức kiếp tội, nay tham thiền thì sao? Được mau tiêu tội không ?

 Hỏi : Con nghe nói Tịnh độ niệm Phật một câu tiêu tám muôn ức kiếp tội, nay tham thiền thì sao? Được mau tiêu tội không ? Đáp : Chớ nói niệm một câu Phật hiệu tiêu được tám muôn ức kiếp tội, hễ niệm Phật một câu tiêu được một ngày tội cũng đủ rồi ! Cứ suốt ngày tạo tội, chỉ cần niệm một câu Phật liền tiêu, vậy thì đâu có sợ tạo tội ! Một kiếp biết bao lâu không ? Hễ một câu niệm Phật tiêu được tám muôn ức kiếp tội, thì hiện nay tội đã không còn.       Niệm Phật hiệu rất dễ, đời người chỉ có một trăm năm, vậy cứ tạo tội mãi mà chẳng sao! Nếu được như thế, đâu cần làm thiện, cực khổ tu hành...
Trang: 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11
  • Trang chủ
  • |
  • Giới thiệu
  • |
  • Kinh sách
  • |
  • Giảng - Mp3
  • |
  • Giảng - Video
  • |
  • Tin tức
  • |
  • Tham vấn
  • |
  • Sưu tập
  • |
  • Danh sách thiền đường
Số người đang online: 4 | Lượt truy cập: 1,641,466
© 2013 Tông phong Tổ Sư Thiền. Phát triển bởi ketnoithitruong.com