Đáp : Hồi xưa chưa có khoa học, người ta vẫn sống và còn sống yên vui hơn bây giờ. Hiện nay, đủ thứ bệnh hoạn, thiên tai, nhân họa. Ví như ở nước ngoài, đáng lẽ khoa học phát minh xe hơi để tiện lợi cho sự đi lại, nay do xe hơi quá nhiều, không đủ đường đi, khiến giao thông cứ bị ách tắc, đi làm tám tiếng phải tốn thêm bốn tiếng đồng hồ trên xe. Ai cũng muốn đi nhanh để kịp giờ, nên tai nạn xe cộ cứ xảy ra mãi. Theo sự thống kê tai nạn giao thông ở Mỹ, bình quân mỗi ngày có đến 57 ca tử vong, chưa kể trường hợp bị thương, ấy là hậu quả của khoa học đem lại cho loài người.
Tham thiền...
Đáp : Kinh Nikaya gồm Trường A hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và Tạp A Hàm, thuộc pháp Tiểu thừa. Ông đã thọ giới Bồ tát chưa? Trong Bồ Tát Giới 48 giới khinh dạy: “Nếu mình tu theo pháp Tiểu thừa, hoặc dạy người khác tu, đều là phạm giới.” Đã thọ giới Bồ tát, phải học theo Bồ tát Đại thừa. Nay tạm gác qua pháp xuất thế gian, chỉ nói theo pháp thế gian:
Tiểu thừa là tiểu học, Trung thừa là trung học, Đại thừa là đại học; trong bài của tiểu học làm sao lại có ghi bài của Đại học? Tiểu học chỉ thích hợp cho căn cơ tiểu học, người đã vào đại học, chẳng lẽ lại lui sụt trở về học...
Đáp: Pháp môn tham Tổ Sư Thiền chú trọng chữ NGHI, tình trạng nghi gọi là nghi tình. Từ nghi đến ngộ, nghi là nhân, ngộ là quả. Không nghi không ngộ, nên nói bất nghi bất ngộ; nhân nhỏ quả nhỏ, nên tiểu nghi tiểu ngộ; nhân lớn quả lớn, nên đại nghi đại ngộ.
Đối với hai chữ THOẠI ĐẦU, theo sự giải thích của ngài Hư Vân thì “thoại đầu là chỗ trước khi chưa có câu thoại,” là đầu tiên của lời nói, tức chưa nổi niệm muốn nói, mới gọi là thoại đầu, cũng gọi là vô thỉ vô minh, Thiền tông gọi “Đầu sào trăm thước,” “Đáy thùng sơn đen,” ngài Nguyệt Khê gọi là “Hầm sâu đen tối,” chứ không phải...
Vậy xin hỏi những thứ đó từ đâu ra, mà khiến chúng con trôi lăn trong dòng sanh tử?
Đáp : Đó là do tâm chấp mà ra, nếu tâm chẳng chấp thật thì vốn không có những thứ đó. Do đã sanh ra chấp tâm, nên có đủ thứ phiền não. Phải tin tự tâm 100%, nay cảm thấy khó tin là vì khi tiếp xúc có thật chất. (Sư phụ giảng về nhắm mắt chiêm bao và mở mắt chiêm bao, lược qua). Cho nên chúng ta mới cần tu, Đức Phật mới dạy chúng ta tham Thiền. Nếu người tin nỗi, chỉ một sát na là thành Phật, người tin không nỗi nên phải trải qua nhiều kiếp. Do đó, trong Phật pháp, hễ tâm chấp nặng chừng nào là kém...
Còn ngài Trung Phong lại đưa ra ba điều kiện: “Mắt huệ sáng, lý tánh thông, chí kiên cố. Nếu người nào đầy đủ ba điều trên, dù chưa cất bước, ngài cũng biết người đó sẽ đi đến đích, liểu thoát sanh tử; Nếu người nào chỉ có mắt huệ sáng mà thiếu hai điều kia, chỉ có thể thành người vác bảng.” Lời nói của chư Tổ, tại sao người thì dạy thế này, người thì dạy thế khác? Nếu theo lời dạy của ngài Bác Sơn, hành giả phải hạ thủ công phu, quyết tử tham thiền, một chút tri giải cũng không cho nhập tâm. Trái lại, ngài Trung Phong nói nếu thiếu một trong ba điều kiện trên thì chỉ thành người vác...
Hỏi: Bên Tịnh Độ, nếu có thân nhân lâm chung là thỉnh các thầy đến tụng kinh, còn Thiền tông thì sao?
Đáp : Mục đích tham Thiền là đạt đến kiến tánh, được tự do tự tại, làm chủ lấy mình. Bát Nhã Tâm Kinh đã nói “không có sanh tử,” thì làm sao có vấn đề lâm chung? Vô minh còn không có mà ! Đó là lời Phật nói trong kinh, sao còn không tin? Nếu tin nổi thì vấn đề lâm chung cũng không, làm thế nào cũng được, chỉ là tùy duyên thôi, không cầt thiết phải thế này thế kia, là người tham Thiền cứ tham thiền, người...
Hỏi: Vậy thưa Hòa Thượng, các pháp chẳng bằng nhau sao? Các pháp có cao thấp sao?
Đáp : Tự tánh bất nhị, đâu có cao thấp! Nếu có cao thấp tức là nhị pháp. Phật tánh của chúng sanh với Phật Thích Ca vốn bằng nhau, sự dụng cũng bằng nhau, chẳng kém hơn chút nào.
Hỏi: Thế còn các pháp môn, có cao thấp không?
Đáp : Làm sao có cao thấp? Ông có nghe tôi nói “Không có sanh tử”chăng? Nếu không có sanh tử thì làm sao có pháp cao thấp? Người đã chứng ngộ mới biết chẳng có pháp để chứng. Bây giờ chưa ngộ, do tâm...
Hỏi: Người tu hành trước kia đã tạo ác, nay đi tu có hết tội không?
Đáp : Thiện với ác là tương đối, Tham thiền đến kiến tánh rồi là đi vào quốc độ tuyệt đối, tất cả tương đối không còn nữa. Mà tương đối cũng là do tâm tạo, nhắm mắt chiêm bao hay mở mắt chiêm bao cũng là chiêm bao, khi thức tỉnh rồi, ra ngoài chiêm bao, lúc đó tìm tội chướng ở đâu? Cho nên, chỉ cần thức tỉnh, thì tất cả việc làm trong chiêm bao đều tìm không ra.
Hỏi: Tại sao chư Tổ nói “Kiến tánh triệt để rồi các tội chướng đều tiêu”?
Đáp : Ngài Nguyệt Khê trong cuốn Đại Thừa Tuyệt Đối Luận nói: “Nay cuộc sống hằng ngày đều nằm trong nhất niệm vô minh, khi kiến tánh triệt để là bước vào quốc độ tuyệt đối, tất cả tương đối trước kia đều biến thành tuyệt đối.”Tại sao? Bát Nhã Tâm Kinh nói:”Vô lão tử, diệc vô lão tử tận,” nhưng hiện nay chúng ta đều phải đối mặt với sự già chết, trước mắt chúng ta thấy có sanh tử, già chết, đều do tâm hoạt động...
Hỏi: Những người hành nghề sát sanh như bán hàng thịt, cá, có tư cách tham Thiền không? Khi họ đã tham thiền, trong lòng ray rứt về nghề nghiệp thì làm sao có thể an tâm tham thiền?
Đáp : Phật pháp nói về nhân quả, tạo nhân gì phải trả quả nấy, giết một mạng trả một mạng. Ví như giết một trăm con gà và ăn thịt một trăm con gà đó, sau này phải đầu thai con gà một trăm kiếp, cho người khác giết và ăn thịt lại.
Còn nói về tư cách tham thiền, bất kể tư cách gì đều tham được. Nếu sau khi tham thiền rồn...