Thiền Sư Bác Sơn
THAM THIỀN CẢNH NGỮ
TỰA
Cảnh ngữ là tỉnh giác, hoặc gọi là kinh sợ. Ví như có kẻ trộm dòm ngó nhà cửa, chủ nhân ban đêm đốt đèn ngồi đàng hoàng giữa nhà, đằng hắng ra tiếng, kẻ trộm sợ hãi chẳng dám lén vào. Nếu vừa ngủ quên thì kẻ trộm thừa cơ lẻn vào cướp đoạt của cải, cho nên giữ thành trì nghiêm ngặt ban đêm vọng gác đánh mõ cầm canh, bỗng có biến động thì cũng không sao, vì đã có phòng bị trước. Con người có cái họa lớn sanh tử là giấc mộng dài muôn kiếp chẳng tỉnh, huống sáu căn làm môi giới cho giặc hằng ngày cướp của báu trong nhà. Nếu chẳng phải đấng Đại...
LƯỢC TRUYỆN TÁC GIẢ
Hòa thượng Bác Sơn (1575-1630), họ Sa, tên Đại Hy, tự là Vô Dị, người đời thường gọi là Ngài là Thiền sư Vô Dị. Sư năm 16 tuổi phát chí xuất gia, đến chùa Ngõa Quan ở Kim Lăng nghe giảng kinh Pháp Hoa, cảm khái than: “Cầu điều đó ngay nơi mình, há có thể đuổi theo câu văn mà được ư!”
Sư bèn bỏ đi KIẾN VÔ lễ Pháp sư NGŨ ĐÀI THÔNG cạo tóc xuất gia. Đầu tiên tu tập Chỉ Quán. Sư ngồi tu dưới cội tùng chẳng biết ngày đêm, muỗi mòng bu đầy trên thân như cắn cây khô, bên trong chẳng biết có thân tâm, bên ngoài chẳng thấy có núi sông đại địa, trải qua năm năm,...
Thọ Xương cười nói:
Ông hôm nay mới biết ta chẳng dối gạt ông.
Sư hỏi:
- Về sau còn có việc gì nữa hay không?
- Lão Tăng chỉ biết mặc áo ăn cơm.
- Há không có phương tiện ư?
- Ông về sau được ngồi mặc áo, không còn tính toán là đủ rồi.
Thọ Xương bèn nói kệ truyền pháp:
Bổn nhiên thanh tịnh hằng như nhiên
Khế chứng đa sanh trị hữu duyên
Xúc mục hổn dung giai chi điệu
Thông thân tác dụng tổng hư huyền.
Ngũ tông cực tắc cơ tề quán
Tâm tạng tinh vi lý cộng viên
Bất ngại cổ kim phàm thánh sự
Như Lai thiền hợp Tồ Sư thiền. Dịch nghĩa:
Xưa nay...
CHƯƠNG I
CẢNH NGỮ KHAI THỊ
NGƯỜI MỚI PHÁT TÂM THAM THIỀN Tham thiền đầu tiên cần phải phát tâm phá vỡ sanh tử cho vững chắc, thấy rõ thế giới, thân tâm thảy đều là giả duyên không có chủ tể. Nếu chẳng phát minh cái lý vĩ đại sẵn có thì tâm sanh tử chẳng vỡ. Tâm sanh tử đã chẳng vỡ thì làm sao trừ được con quỷ vô thường giết người trong mỗi niệm chẳng dừng. Hãy đem một niệm này làm viên ngói gỏ cửa, tương tợ như ngồi trong đống lửa lớn muốn cầu thoát ra, đi bậy một bước chẳng được, dừng lại một bước chẳng được, sanh một niệm khác chẳng được, mong người khác cứu chẳng được. Ngay lúc ấy...
CHƯƠNG II BÌNH LUẬN CẢNH NGỮ CỦA CỔ NHÂN KHAI THỊ Ngài Triệu Châu nói: Ba mươi năm chẳng tạp dụng tâm, trừ mặc áo ăn cơm là tạp dụng tâm.
BÌNH: Chẳng phải chẳng dụng tâm mà là chẳng dụng tạp tâm, chỗ gọi là: “Để tâm một chỗ không việc nào chẳng xong”. Ngài Triệu Châu nói: Ông chỉ cần tham cứu lý đạo, ngồi khán hai ba mươi năm, nếu chẳng hội, cứ chặt đầu lão Tăng đi!
BÌNH: Triệu Châu sao gấp quá vậy! Mặc dầu như thế, năm tháng dài tìm một người hai ba mươi năm tâm không đổi khác cũng khó có. ٭ Ngài Triệu Châu...
CHƯƠNG III CẢNH NGỮ KHAI THỊ LÚC NGHI TÌNH PHÁT CHẲNG KHỞI Tham thiền nghi tình phát chẳng khởi bèn muốn tìm trong giấy mực kiểm thảo văn tự, rộng cầu tri giải, đem ngôn giáo Phật Tổ xâu vào một dây làm một cái ấn để ấn định, vừa nêu ra một tắc công án bèn cho là đạo lý, ở trên câu thoại đầu bổn tham chẳng thể phát khởi nghi tình, gặp người nạn vấn thì chẳng vui, đây là tâm sanh diệt, chứ chẳng phải thiền. Hoặc tùy hỏi liền đáp, dựng ngón...
CHƯƠNG IV
CẢNH NGỮ KHAI THỊ
LÚC NGHI TÌNH PHÁT KHỞI
Tham thiền nghi tình phát khởi cùng lý Pháp thân tương ưng, thấy cả đại địa sáng suốt không có mảy lông chướng ngại bèn muốn thừa đương việc này, chẳng chịu buông tay, ngồi bên cạnh Pháp thân, do đây mạng căn chẳng cắt đứt, ở trong Pháp thân dường như có kiến địa, có thọ dụng. Trái lại, chẳng biết toàn là con chứ chẳng phải cha, cổ nhân gọi đó là “cách câu thân”. Mạng căn chẳng cắt đứt, toàn thân là bệnh, chứ chẳng phải thiền. Đến chỗ này chỉ...
CHƯƠNG V
CẢNH NGỮ KHAI THỊ
THIỀN GIẢ THAM CÔNG ÁN
Khai Thị Thiền Giả Đổng Nham Đạt Không:
Thông đạt hư không ngược sóng bạt
Khéo đem gia sản đều phá sạch
Có mắt chẳng thấy, có tai điếc
Cục thịt đỏ lòm đánh mạnh thêm. Để cho meo trắng đầy khóe miệng
Phật pháp trần lao cùng bình đẳng
Chánh niệm, mũi kim đâm chẳng lọt
Da mặt sắt đúc, không nhân tình. Phi lễ chớ dạy, nhẹ bước chân
Cử chỉ an tường phải hồi hổ
Dối đem tri kiến, vọng thân sơ
Đập nát khối nghi, phải diệu ngộ. Chẳng vỡ khối nghi, chẳng thể thôi
Thả ra trâu cổ của...
MƯỜI BÀI KỆ THAM THIỀN 1-Tham thiền phải người sắt
Không luận đến kỳ hạn
Cắn chặt hai hàm răng
Chỉ cốt xong đại sự.
Lửa mạnh vạc dầu sôi
Hư không đều nấu nhừ
Một mai chợt đập vỡ
Buông xuống ngàn cân. 2-Tham thiền chớ luận lâu
Chẳng cùng trần duyên hợp
Nhướng cao cặp lông mày
Hư không lật lộn ngược
Tu di dẫm thành bụi
Ngay đây tham bốn hữu
Sắt sống chảy vàng ròng
Mới khỏi cái lỗi trước. 3-Tham thiền chớ cẩu thả
Ngôn hạnh hợp gương xưa
Tâm thẳng như cây đàn
Chẳng khổ vì lối tẻ.
Đập nát cửa Hoàng long
Ném tuốt lời Vân Môn
Ông Tăng nghèo nàn này
Từ nay chẳng ra cửa. 4-Tham thiền không chủ tể...
PHỤ LỤC
THIỀN SƯ BÁC SƠN KHAI THỊ
VỀ GIẢI NGỘ VÀ CHỨNG NGỘ Một chữ ngộ, môn hạ Tổ Sư gọi là thuốc độc, hãy còn chẳng lưu lại, huống là ngộ ư? Nay chẳng tránh phạm húy, mà nói đến chữ ngộ, khiến trí ngu có chỗ so chọn, tông giáo có chỗ phân chia, hành giả chẳng sa vào con đường hiểm trở, thật là sự giúp ích trên đường tu hành. Luận về Thiền có hai thứ ngộ môn: Một là từ trong văn tự ngữ ngôn được giải ngộ. Hai là từ trên phân minh tham cứu được triệt ngộ. Người giải ngộ sức yếu. Người triệt ngộ sức mạnh....