Dịch giả Nguyên Chánh (còn có tên là Định Huệ) quê quán tại Mỹ Tho, vốn người rất thông minh, uyên thâm Hán học, và thâm hiểu giáo lý nhà Phật, đã dịch nhiều sách Hán tự ra Việt văn. Nhờ những ưu điểm đó nên những sách dịch của ông đều rất có giá trị.
Ông hiện sống tại Việt Nam. Ngoài giờ làm việc, ông còn dạy giúp môn Hán Nôm cho rất đông Tăng Ni.
Trung Phong Pháp Ngữ là một trong những sách mà ông đã dịch.
Ngoài ra, khi dịch Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải, dịch giả trong đó có nhiều người phụ giúp, ông Nguyên Chánh là người đã giúp đỡ nhiều nhất.
Thích Duy Lực
Quyển TRUNG PHONG PHÁP NGỮ này được hình thành từ sự tuyển dịch một số bài pháp ngữ của Thiền Sư Trung Phong khai thị đồ chúng trong bộ Thiên Mục Minh Bổn Thiền Sư Tạp Lục, 3 quyển, in trong Tục Tạng Kinh, tập số 122.
Nội dung sách tấn người học lập chí lâu bền, gan dạ liều chết hạ thủ công phu tham cứu thoại đầu cho đến khi khối nghi bùng vỡ, hoàn toàn liễu thoát sanh tử. Vì thế, Ngài cực lực bài xích cái thói quen tai hại của người học muốn dùng tri giải để hiểu Phật pháp, thiền đạo, làm chướng cửa ngộ, nhất định không thể nào giải quyết được việc lớn sanh tử, mà trái lại còn thêm lớn...
Thiền-sư Phật-Ấn Liễu-Nguyên thống thiết dạy sơ lược như sau:
Một niệm tịnh tâm cuối cùng thành chánh-giác. Từng bước có lợi độn cạn sâu, song sự thành công chỉ ở tại chỗ phát phẫn lập chí. Tôi nay thống thiết dạy đạo tục nên biết bốn điều dễ, và bốn điều khó.
Cái gì là bốn điều dễ?
1. Chính mình là Phật, chẳng cần cầu thầy khác. Nếu muốn cúng dường Phật, chỉ cúng dường chính mình, là điều dễ thứ nhất.
2. Vô-vi (vô tác) là Phật, chẳng cần xem Kinh, lễ Phật, hành đạo, tọa thiền. Đói ăn mệt ngủ, tùy duyên nhậm vận, là điều dễ thứ hai.
3. Vô-trước là Phật, chẳng cần hủy bỏ hình thể, xa...
Bồ-Đề-tâm là tiếng Phạn, ở đây gọi là đạo tâm. Các ông nếu không có tâm hướng về đạo thì ngày nay quyết chẳng chịu đến đảnh núi cao nầy mài đũng quần ngày đêm siêng năng cực khổ tham cứu sanh tử. Phải biết cái đạo tâm nầy xa từ nhiều kiếp trước kia đã từng phát khởi, chỉ vì tâm nhiều biếng nhác, ý chạy đuổi phan duyên nên chưa thủ chứng. Đến hôm nay cần phải cắt đứt các duyên, thôi dứt muôn lự, chỉ đề khởi một câu thoại đầu sở tham liều mạng một đời giải quyết cho xong, chẳng phải là việc ngoài bổn phận. Chánh niệm nầy chẳng thể kiên cố miên mật dằng dặc bảo nhậm, lại muốn chợt sanh tình...
THIỀN NHÂN CHÁNH VĂN
I. Bổn phận của người xuất gia phải đắc tọa phi y (có chân thật tu hành) mới đáng thọ nhận Trời người cúng dường.
Trong kinh nói Tọa nghĩa là các pháp không, nói Y tức là nhu hòa nhẫn nhục. Thiền Tông nói tọa tức là một niệm chẳng lui sụt, nói y nghĩa là ngộ suốt tự tâm, chẳng mang nhánh lá. Ví như chẳng được như vậy thì sợi chỉ giọt nước chắc chắn phải bồi thường cho thí chủ. Phật Tổ thuở xưa mắt chẳng nỡ thấy, nên khai mở pháp môn cam lồ nầy, chẳng phải cầu ẩn dật, cũng chẳng phải cầu nhàn tản, cũng chẳng phải cầu cao thượng việc ấy để được nổi danh, chẳng phải cầu...
TRÍCH TỪ BỘ QUẢNG LỤC
Học đạo cần phải đầy đủ năm thứ chánh tín:
1. Phải tin cái ông chủ mừng giận, buồn vui trong tâm của mình toàn thể cùng với chư phật chẳng thiếu mảy may.
2. Phải tin từ vô lượng kiếp đến nay cùng sắc thanh, yêu ghét nhiễm thành tập khí lưu chuyển kết thành một thứ sanh tử vô thường, ở trong thân tứ đại niệm niệm trôi chảy, đổi mới không ngừng.
3. Phải tin người xưa chỉ dạy một lời nửa câu như thanh Ỷ-thiên trường kiếm, luôn luôn bức bách đến chỗ tận cùng để cắt đứt mạng căn của người học.
4. Phải tin công phu hằng ngày chỉ sợ không làm, chứ làm mãi không ngừng...