Tiếng Hán có văn ngôn và bạch thoại: Văn ngôn đời xưa quá súc tích, thường hay có ý mà chẳng có lời, người xưa nói “Đọc chỗ chẳng có chữ” là vậy. Chúng tôi gặp những trường hợp này thì thêm lời vào để sáng tỏ ý nghĩa ẩn trong văn. Những danh từ tiếng Hán mà tiếng Việt ít dùng, lại không thể dịch ra tiếng Việt thì chúng tôi ghi chú; còn những nghĩa lý thâm sâu khó hiểu thì chúng tôi lược giải thêm.
Chúng tôi muốn tránh chỗ tối nghĩa, để cho người đọc dễ hiểu, nên chẳng chú ý đến sự trau chuốt lời văn, xin độc giả từ bi hoan hỷ cho.
Tôi nghe như vầy: Lúc bấy giờ, tại tịnh xá Kỳ Hoàn thành Thất La Phiệt, Đức Phật và chúng Đại Tỳ Kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, đều là Đại A La Hán, đã ra khỏi luân hồi, đầy đủ oai nghi, giúp Phật hoằng pháp nơi các quốc độ, trì giới thanh tịnh, làm mô phạm cho Tam Giới, ứng hiện vô số thân, hóa độ chúng sanh đến cùng tột vị lai ra khỏi trần lao. Hàng đệ tử được phó chúc trụ trì Phật pháp gồm có: Đại Trí Xá lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Câu Si La, Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử, Tu Bồ Đề, Ưu Ba Ni Sa Đà v.v... là bậc thượng thủ và có vô số Bích Chi với môn đồ đồng đến nơi Phật cùng...
Lúc bấy giờ, A Nan và đại chúng nghe lời Phật dạy, thân tâm thư thái, nghĩ mình từ vô thỉ đến nay, lạc mất Bản Tâm, lầm nhận bóng phân biệt của nhân duyên căn trần, hôm nay khai ngộ, như đứa bé khát sữa bỗng được gặp mẹ, chắp tay lễ Phật, mong được nghe Như Lai hiển bày chỗ chơn vọng hư thật của thân tâm, phát minh hai tánh sanh diệt và chẳng sanh diệt ngay trước mắt.
Khi ấy, vua Ba Tư Nặc đứng dậy bạch Phật:
- Xưa kia con chưa được nghe lời dạy của Phật, thấy bọn ngoại đạo Ca Chiên Diên (chấp các pháp cũng có cũng không) và Tỳ La Chi Tử (chấp mãn kiếp tự nhiên đắc đạo), đều nói thân này...
LỤC NHẬP
Lại nữa, A Nan! Sao nói LỤC NHẬP vốn là Như Lai Tạng, cũng là Diệu Tánh chơn như?
l. NHÃN NHẬP VỐN VÔ SANH
- Ví như dùng mắt ngó hẳn một chỗ, lâu tự mỏi mệt, cả con mắt và cái mỏi mệt đó, đều là tướng ngó lâu mỏi mệt của tánh Bồ Đề. Do hai thứ vọng trần Sáng và Tối hiện ra cái thấy, thu nạp cảnh trần, gọi là tánh thấy; cái thấy này lìa Sáng và Tối vốn chẳng có tự thể.
- A Nan nên biết! Kiến tinh này chẳng từ sáng, tối ra, chẳng từ con mắt ra, cũng chẳng từ hư không ra. Tại sao? Nếu từ chỗ sáng ra, thì khi tối, kiến tinh đã theo sáng diệt, lẽ ra chẳng thể thấy tối;...
Lúc bấy giờ, Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử ở trong chúng liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo tay phải, quỳ gối chân phải, chắp tay cung kính bạch Phật rằng:
- Thế Tôn có oai đức lớn, khéo vì chúng sanh hiển bày đệ nhất nghĩa đế của Như Lai. Thế Tôn thường khen con là bậc nhất trong những người thuyết pháp, mà nay con nghe pháp âm nhiệm mầu của Như Lai, cũng như người điếc, cách xa trăm bước mà nghe tiếng muỗi bay, vốn chẳng thể thấy, huống là được nghe! Phật dù chỉ rõ, khiến con dứt trừ lỗi lầm, nhưng con còn chưa thấu suốt chỗ chẳng nghi hoặc của nghĩa này.
- Thế Tôn, hàng hữu lậu...
A Nan bạch Phật rằng :
- Như Lai dù đã khai thị nghĩa thứ hai, nhưng con xét những người mở thắt kết, nếu chẳng biết cái gốc của thắt kết, thì con tin chắc người ấy chẳng bao giờ mở được. Thế Tôn, con và hàng hữu học Thanh văn trong hội cũng như vậy; chúng con với vô minh cùng sanh cùng diệt từ vô thỉ, dù được thiện căn đa văn, mang tiếng là xuất gia, mà sự tu như người sốt rét cách nhật, lúc có lúc không. Xin Phật từ bi thương xót kẻ chìm đắm, khai thị thế nào là cái thắt kết của thân tâm hiện hữu này, làm sao được mở, cũng khiến chúng sanh khổ não đời vị lai được ra khỏi luân hồi.
...
Lúc bấy giờ, Quán Thế Âm Bồ Tát liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:
- Con nhớ khi xưa, từ vô số hằng sa kiếp trước có Phật Quán Thế Âm ra đời, con phát tâm Bồ Đề nơi Phật ấy, Phật dạy con từ VĂN, TƯ, TU nhập Tam Ma Địa (VĂN, TƯ, TU là Văn nơi Tai, Tư nơi Tâm, Tu nơi Hạnh).
- Bước đầu ở trong sự nghe được nhập lưu (chẳng chạy theo lục trần) mà quên cái sở nghe (vong, sở: vong nghĩa là quên). Sở nhập (nhập lưu) đã tịch thì hai tướng động và tịnh chẳng sanh, như thế dần dần tiến thêm, thì năng nghe và sở nghe đều hết; sự hết năng sở của nghe cũng chẳng trụ. Còn biết chẳng trụ thì còn năng...
A Nan! Ngươi hỏi cách nhiếp tâm, trước Ta đã nói về pháp môn vi diệu, tu tập Tam Ma Địa. Người cầu đạo Bồ Đề trước tiên phải giữ bốn thứ luật nghi kể trên, trong sáng như băng tuyết để làm căn bản, tự nhiên chẳng sanh tất cả nhánh lá; nhờ đó, ba ý nghiệp và bốn khẩu nghiệp ắt chẳng có nhân để sanh khởi. A Nan, nếu giữ kỹ bốn giới chẳng bỏ sót, tâm còn chẳng duyên theo Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, thì tất cả ma sự làm sao còn sanh khởi được?
- Nếu có tập khí xưa chẳng thể diệt trừ, ngươi dạy người ấy nhất tâm tụng trì “Phật Đảnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Đa (thuần trắng...
A Nan! Như vậy chúng sanh trong mỗi loài, đều gồm đủ 12 thứ điên đảo, cũng như dụi mắt thấy hoa đốm lăng xăng; thảy đều từ Diệu Tâm sáng tỏ vọng sanh điên đảo, nên có đủ thứ tư tưởng hư vọng tán loạn như thế. Nay người tu chứng Tam Ma Địa, đối với Bản Nhân của tư tưởng tán loạn ấy, phải lập ba tiệm thứ mới có thể diệt trừ, cũng như muốn trừ mật độc trong bình để đựng cam lồ thì phải dùng nước sôi và tro rửa sạch cái bình, rồi mới đựng cam lồ.
- Thế nào gọi là ba tiệm thứ? Một là tu tập trừ các trợ nhân; hai là chơn tu, nạo sạch chánh tánh (tánh dâm dục); ba là tinh tấn, xoay ngược...
SẮC GIỚI
SƠ THIỀN
l. A Nan! Tất cả người tu tâm trong thế gian chẳng nhờ Thiền Na thì chẳng có trí huệ; nếu được giữ thân chẳng dâm dục, khi đi khi ngồi, niệm tưởng đều không, ái nhiễm chẳng sanh, chẳng lưu luyến Dục Giới, làm bạn với Phạm Thiên, hạng này gọi là PHẠM CHÚNG THIÊN.
2. Dục lậu đã trừ, “Tâm lìa dục” hiện, ưa hành theo các luật nghi, đức hạnh trong sạch, hạng này gọi là PHẠM PHỤ THIÊN.
3. Thân tâm diệu viên, oai nghi đầy đủ, giới cấm trong sạch, lại có sự tỏ ngộ, được thống lãnh Phạm Chúng, làm Đại Phạm Vương, hạng này gọi là ĐẠI PHẠM THIÊN.
- A Nan! Ba bậc này...