DANH TỪ THIỀN HỌC
NGỮ VỰNG PHẬT HỌC (1 - 50) 1. A LẠI DA THỨC : Là thức thứ tám, cũng gọi là Tạng thức, tức là tất cả chủng tử thiện, ác, vô ký, do thức thứ sáu lãnh đạo năm thức trước (nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân) làm ra đều chứa trong đó. 2. A HÀM : Bốn thứ kinh Tiểu thừa bằng tiếng Pali gọi là Tứ A Hàm. Gồm Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và Tạp A Hàm. 3. A LAN NHÃ : Dịch là chỗ Tịch tịnh (xa lìa náo nhiệt), cũng là chùa nơi của Tỳ kheo cư trú. 4. A LAN HÁN : A La Hán là quả vị của Thanh Văn Thừa. Tiểu thừa dứt trừ kiến hoặc và tư hoặc của tam...
DANH TỪ THIỀN HỌC
NGỮ VỰNG PHẬT HỌC (51 - 100) 51. ĐẠI ĐỨC : Tiếng xưng hô người tu hành có đức hạnh cao siêu. 52. ĐẠI THỪA : Dụ cho xe lớn chở được nhiều người. Kinh Đại thừa liễu nghĩa phá trừ tất cả chấp trước, cuối cùng chứng được Tam Không (Nhân không, Pháp không, Không không) thẳng đều đến Đẳng giác, Diệu giác cũng gọi là Bồ Tát Thừa. 53. ĐẠI Ý PHẬT PHÁP : Tác dụng của Phật pháp là muốn phát minh thể dụng của tự tánh, đại ý chẳng ngoài hai chữ “lập” và “phá”. Nhân thừa, Thiên thừa thì chỉ lập mà chẳng phá; Đại thừa, Tiểu thừa thì có lập có phá; Tối Thượng Thừa thì chỉ...
DANH TỪ THIỀN HỌC
NGỮ VỰNG PHẬT HỌC (101 - 150)
101. MẶC CHIẾU THIỀN : Dùng cái tâm năng quán im lặng (Mặc) nhìn hẳn một điểm (Sở quán) gọi là Mặc chiếu, nghĩa là yên lặng chiếu soi một chỗ. Cũng như im lặng khán chữ “vô” là lọt vào mặc chiếu tà thiền vì trụ nơi im lặng chẳng thể đạt đến nơi kiến tánh nên cũng thuộc vào thiền bệnh.
102. MÊ TÌNH : Vì chấp thật mà mê hoặc chánh lý gọi là mê tình.
103. MỘT CHUYỂN NGỮ : Chuyển là nghĩa vô trụ, Thiền tông khám xét người học nếu đáp được một chuyển ngữ thì được ấn chứng là ngộ.
104. NA GIÀ ĐỊNH : Dịch là Đại định, bất cứ lúc nào nơi nào, đi...
DANH TỪ THIỀN HỌC
NGỮ VỰNG PHẬT HỌC ( 151 - 200)
151. PHÁP HỮU VI : Những pháp có hình tướng, số lượng, có thể suy lường và dùng lời nói văn tự diễn tả được đều gọi là pháp hữu vi.
152. PHÁP KHÍ : Những nhân tài có thể đào tạo thành người đủ đại cơ đại dụng để nói tiếp huệ mạng của Phật, hoằng dương chánh pháp gọi là Pháp khí.
153. PHÁP MÔN TÂM ĐỊA : Tâm địa dụ cho tự tánh. Pháp môn tu hành để giác ngộ tự tánh gọi là pháp môn Tâm địa.
154. PHÁP SƯ : Nam nữ tu sĩ xuất gia đã thông đạt Phật pháp mà hay đem tinh nghĩa của Phật pháp, dùng ngôn ngữ văn tự, phương tiện để giảng dạy cho người...
DANH TỪ THIỀN HỌC
NGỮ VỰNG PHẬT HỌC ( 201 - 250 )
201. TAM TRỤ : Khổ thụ, lạc thụ, bất khổ bất lạc thụ (cũng gọi là xả thụ).
202. TAM Y : Hạ y may năm điều là An đà hội, Trung y may bảy điều là Uất đa la tăng, Thượng y may từ chín điều đến hai mươi lăm điều là Tăng già lê.
203. TÀO KHÊ : Tên địa phương. Đạo tràng của Lục Tổ Huệ Năng sáng lập tại địa phương đó nên xưng Lục Tổ là Tào Khê.
204. TÂM ẤN : Thầy dùng cái tâm ngộ của mình ấn chứng cái tâm của đệ tử đã ngộ, nói là lấy tâm ấn tâm.
205. TÂM CHƯA ỔN : Kẻ chưa triệt ngộ thì tâm chưa yên ổn, cũng là gốc nghi chưa được dứt sạch.
206. ...
DANH TỪ THIỀN HỌC
NGỮ VỰNG PHẬT HỌC ( 251 - 302 )251. TIỆM GIÁO : Pháp tu của giáo môn từ Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng Thập địa cho đến Đẳng giác, Diệu giác, từng bậc dần dần tiến lên, cũng gọi là pháp thiền gián tiếp.252. TIÊU TỨC : Nghĩa là tin tức tham thiền công phu thành khối đạt đến thoại đầu không thấy mùi vị nào cả, ấy là tin tức sắp kiến tánh.253. TIỂU THỪA : Dụ cho xe nhỏ chở một mình. Pháp Tiểu thừa phá nhân ngã chấp, nghỉ nơi Hóa thành chẳng đến Bảo sở (quả Phật), cũng gọi là Thinh Văn thừa.254. TỌA THIỀN : Phàm tĩnh tọa quán tưởng, chú tâm một chỗ khiến...